TIỂU RẮT: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Tiểu rắt là tình trạng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân có thể là do một số thói quen không khoa học hay vệ sinh vùng kín sai cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đái rắt cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế, nếu xuất hiện triệu chứng này, bạn nên đi đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng can thiệp kịp thời.

1. Tiểu rắt là gì?

Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, thậm chí không tiểu ra giọt nào dù cảm thấy buồn tiểu. Đây là chứng rối loạn tiểu tiện kết hợp tình trạng bàng quang tăng hoạt. Khi bị đái rắt, người bệnh sẽ luôn muốn đi tiểu, có lúc vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu muốn đi tiếp. Do đó, tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.


Tiểu rắt không chỉ đơn giản là đi tiểu nhiều. Đây còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như viêm thận, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng, suy thận…

2. Triệu chứng tiểu rắt

Người tiểu rắt sẽ có một số biểu hiện như:

  • Cảm giác cứ muốn đi tiểu, tiểu không kiểm soát diễn ra thường xuyên hơn.
  • Cảm thấy đau khi tiểu, nước tiểu có lẫn máu, có thể xuất hiện cục máu đông trong nước tiểu.
  • Cảm giác đau bụng dưới, căng tức bàng quang, đau vùng lưng hông.

Nếu người bệnh đi tiểu ra máu kèm các dấu hiệu như có sự thay đổi về màu sắc và độ đục của nước tiểu; không nhịn tiểu được lâu, đi tiểu nhiều lần trong ngày (không liên quan tới việc uống ít hay nhiều nước); cảm thấy mệt mỏi, bị sút cân… là các biểu hiện bệnh đã tiến triển nặng.

3. Nguyên nhân tiểu rắt

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng tiểu rắt như:

  • Bệnh viêm bàng quang kẽ dẫn tới tình trạng đau bụng dưới hay hố chậu, tiểu cấp, tiểu nhiều lần.
  • Bàng quang co thắt không kiểm soát, gây ra tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, thậm chí ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu, kèm theo tình trạng tiểu không kiểm soát.
  • Bệnh ung thư bàng quang khi khối u đã phát triển, xâm lấn gây chèn ép bàng quang, dẫn đến chảy máu, tiểu nhiều lần.
  • Sự xuất hiện của sỏi hay các dị vật cọ xát, làm kích thích cổ bàng quang, gây nên hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu không hết.
  • Sự giảm tiết những hormon từ tuyến thượng thận do suy tuyến thượng thận.
  • Do những bệnh lý tuyến tiền liệt như u xơ tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt tăng sinh, gây chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang dẫn tới cảm giác muốn đi tiểu, khiến người bệnh phải tiểu nhiều lần.
  • Do bệnh viêm tuyến tiền liệt.
  • Tình trạng hẹp niệu đạo do u xơ tiền liệt tuyến lành tính, bệnh lây qua đường tình dục, viêm niệu đạo mãn tính khiến người bệnh đi tiểu nhiều.
  • Một số bệnh lý nội tiết cũng có khả năng dẫn tới những biểu hiện đi tiểu nhiều lần.
  • Bị tổn thương những dây thần kinh ảnh hưởng tới dây thần kinh điều khiển hoạt động của bàng quang, dẫn đến hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp.
  • Tình trạng mệt mỏi, stress kéo dài khiến người bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu trong quá trình điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần.


Tiểu rắt là một tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn nam giới. Những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát như:

  • Giới tính: Nữ giới thường bị tiểu không kiểm soát vì chịu đựng việc tăng áp lực lên ổ bụng.
  • Tuổi tác: Đối với người lớn tuổi, cơ bàng quang và niệu đạo dần yếu đi. Tình trạng này làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được, tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng tiểu rắt.
  • Thừa cân: Tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên cơ bàng quang và những cơ lân cận, khiến nước tiểu rỉ ra khi ho hay hắt hơi.
  • Những bệnh lý thần kinh hay tiểu đường có khả năng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát.

4. Biến chứng của tiểu rắt

Tiểu rắt không phải là bệnh lý. Đây là triệu chứng thường gặp của những bệnh ở hệ tiết niệu. Dù không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của người bệnh nhưng nếu kéo dài, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây viêm ngược dòng lên đài bể thận và niệu quản, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh, tinh hoàn ở nam giới, thậm chí có khả năng dẫn tới vô sinh.
  • Suy giảm chất lượng tình dục, rối loạn cương dương.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu nếu như nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt là do các bệnh lây lan qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà…

5. Phương pháp chẩn đoán đái rắt

Để chẩn đoán tình trạng đái rắt, bác sĩ có thể áp dụng những biện pháp để kiểm tra xem bàng quang có hoạt động hiệu quả hay không, cụ thể:

  • Xem xét tiểu sử bệnh lý.
  • Chụp X-quang.
  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên biệt về niệu động học như đo áp lực trong bàng quang, lưu lượng nước tiểu, lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu tiện.

  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Ghi lại nhật ký đi tiểu
  • Tiến hành đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi tiểu
  • Xét nghiệm niệu động học
  • Chụp bàng quang.
  • Soi bàng quang.
  • Siêu âm vùng chậu.

6. Phương pháp điều trị tiểu rắt

Tiểu rắt gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh, đặc biệt khi đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm hơn. Vì thế, việc chữa trị ngay khi xuất hiện triệu chứng này là vô cùng cần thiết.

Nếu tình trạng tiểu rắt xuất phát từ thói quen ăn uống, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Nếu do tác dụng của thuốc, bạn nên dừng thuốc một thời gian. Khi nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt là do bệnh lý, người bệnh nên tập trung điều trị bệnh lý đó. Bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng tiểu rắt gồm:

  • Điều chỉnh chế độ ăn: Tránh bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu hoặc gây kích thích hoạt động của bàng quang; không sử dụng các đồ uống có gas, caffeine, chất ngọt nhân tạo, đồ ăn cay…
  • Luyện tập bàng quang: Bạn cần tạo thói quen đi tiểu vào các khoảng thời gian cố định trong ngày. Khi bị tiểu rắt, khoảng cách giữa các lần đi tiểu sẽ rất ngắn. Lúc này, bạn nên cố gắng kéo dài chúng dần dần. Điều này sẽ tạo thói quen cho bàng quang giữ nước được lâu hơn, hạn chế số lần đi tiểu.
  • Theo dõi lượng nước uống: Uống đủ nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng táo bón hay tiểu quá nhiều. Trước khi ngủ, bạn không nên uống nước vì có thể làm bạn thức dậy đi tiểu giữa đêm. Tình trạng này gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ, lâu dần tác động tiêu cực tới sức khỏe tổng thể.
  • Tiêm botox vào cơ bàng quang để giúp thư giãn bàng quang, tăng khả năng giữ nước và hạn chế nguy cơ rò rỉ.
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Phẫu thuật cấy thiết bị nhằm kiểm soát những cơn co cơ của cơ sàn chậu.

7. Làm thế nào để phòng ngừa tiểu rắt?

  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, duy trì lối sống năng động. Điều này sẽ giúp việc điều tiết nước tiểu tốt hơn.
  • Hạn chế bổ sung những loại thực phẩm gây kích thích bàng quang như cà phê, trà, rượu, bia, thức uống có gas, chất tạo ngọt tổng hợp…
  • Bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin vào chế độ ăn mỗi ngày, giúp hạn chế tình trạng táo bón. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện lưu lượng nước tiểu qua niệu đạo. Do táo bón có thể tạo áp lực chèn ép lên bàng quang và niệu đạo, gây ra tình trạng tiểu rắt.
  • Mặc những loại quần rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo hoạt động thoải mái; hạn chế mặc quần bó sát dễ tạo áp lực cho cơ thể.
  • Tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối vì dễ khiến bạn đi tiểu nhiều vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Tránh hoạt động thể dục thể tạo quá mức, đồng thời nên uống nước trong lúc nghỉ ngơi để cơ thể hấp thụ nước dễ dàng hơn.

8. Phòng Khám Đa Khoa An Đông - Phòng khám điều trị tiểu rát uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh


Không phải tự nhiên mà Phòng Khám Đa Khoa An Đông lại nhận được sự tin tưởng của người bệnh. Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, đội ngũ lãnh đạo cùng toàn thể bác sĩ, nhân viên y tế đã dành trọn tâm huyết trong công tác khám chữa bệnh, cứu người. Cụ thể là:

8.1 Quy tụ đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa giỏi

Với trình độ chuyên môn cùng tay nghề cao, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như phác đồ điều trị hiệu quả cho mỗi người bệnh.

8.2 Dịch vụ y tế chất lượng

Với đội ngũ nhân viên y tế, y tá, hộ lý, luôn chăm sóc nhiệt tình và lắng nghe là những gì mà khâu dịch vụ của Phòng Khám Đa Khoa An Đông luôn đạt được. Với mong muốn mang lại sự thấu hiểu, để giúp người bệnh luôn thoải mái chia sẻ những nỗi tâm tư của mình. Luôn đồng hành cùng người bệnh trong quá trình điều trị sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, phòng khám có chế độ tư vấn miễn phí cho người bệnh qua chat trực tuyến hoặc để lại số điện thoại để các chuyên gia chúng tôi gọi đến hỗ trợ cho bạn.

8.3 Phòng khám được đầu tư toàn diện

Không chỉ tuyển chọn đội ngũ bác sĩ chất lượng, phòng khám còn được chú trọng đầu tư vào cả hệ thống cơ sở hạ tầng và thiết bị máy móc.

Được xây dựng theo mô hình bệnh viện quốc tế, Phòng Khám Đa Khoa An Đông có đầy đủ các phòng chức năng bao gồm: phòng khám bệnh, phòng lấy mẫu xét nghiệm, phòng tiểu phẫu...

Toàn bộ máy móc hỗ trợ quá trình khám, chữa bệnh đều được nhập khẩu từ nước ngoài, cập nhật công nghệ cao mang lại hình ảnh thăm khám rõ nét, cho kết quả chính xác và nhanh chóng.

8.4 Thời gian khám bệnh linh hoạt

Luôn tạo điều kiện cho người bệnh có thể khám, chữa bệnh trong thời gian sớm nhất, phòng khám mở cửa từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần kể cả Lễ, Tết.

Vì vậy, dù người bệnh bận rộn với công việc vẫn có thể dành thời gian thăm khám kịp thời, hạn chế tỷ lệ bệnh biến chứng nguy hiểm.

8.5 Hệ thống tư vấn và đặt hẹn 24/7

Để tiết kiệm thời gian, người bệnh hoàn toàn có thể tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi thăm khám qua hệ thống tư vấn trực tuyến và Hotline 0933652385

z5295303705235_cec27eb94f4d0d91956fbb8159eecd1e.gif

Ngoài ra, để không phải chờ đợi, xếp hàng, người bệnh có thể đặt hẹn trước. Với mã số ưu tiên, bệnh nhân sẽ nhận được nhiều ưu đãi như miễn phí khám lâm sàng, giảm giá điều trị...

Hệ thống làm việc 24/7 nên người bệnh có thể liên hệ bất cứ khi nào cảm thấy có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

8.6 Chi phí khám, chữa bệnh hợp lý

Được cấp phép và quản lý bởi Sở Y tế, phòng khám có bảng giá niêm yết với từng hạng mục rõ ràng. Mọi chi phí khám chữa bệnh đều được thông báo công khai, có hóa đơn minh bạch.

Ngoài ra, bác sĩ còn tư vấn cho người bệnh phác đồ phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý, không có tình trạng vẽ bệnh để thu thêm tiền, không có phí khám chữa bệnh ngoài giờ.

8.7 Bảo mật thông tin tuyệt đối

Mọi thông tin về bệnh án cũng như thông tin cá nhân của người bệnh đều được bảo mật trên hệ thống riêng biệt. Mô hình khám chữa bệnh “1 bác sĩ - 1 y tá - 1 bệnh nhân” cũng đảm bảo tính riêng tư để người bệnh có thể chia sẻ và thoải mái trao đổi với bác sĩ về những căn bệnh nhạy cảm.

Hiện tượng tiểu rắt là biểu hiện của một sự bất thường nào đó ở đường tiết niệu. Triệu chứng này sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu gợi ý tình trạng tiểu rắt. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh sớm và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bạn.

Để lại số điện thoại tại đây, bac sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn

0968 063 109