Tình trạng tiểu buốt (đái buốt) là triệu chứng thường xuất hiện ít nhất 1 lần trong đời của mỗi người, nhất là ở nữ giới trong độ tuổi từ 20-50. Đây là biểu hiện thường gặp của nhiễm khuẩn đường tiết niệu, khiến cho người bệnh đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
1. Tiểu buốt là gì?
Tiểu buốt là một thuật ngữ khá rộng, dùng để mô tả cảm giác nóng rát, nhói đau mỗi khi đi tiểu, nó gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Đây là kết quả của sự kích thích bàng quang, niệu đạo. Nguyên nhân hay gặp nhất gây tiểu buốt là do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt), nhưng cũng có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm thận, niệu quản).
Tình trạng tiểu buốt thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 20-50 và nam giới tuổi cao, ít gặp ở nam giới trẻ tuổi do liên quan tới bệnh lý tăng sản tuyến tiền liệt.
2. Nguyên nhân đi tiểu buốt
Theo các chuyên gia tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, tình trạng tiểu buốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân và rất dễ gây nhầm lẫn như:
2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đi tiểu đau rát là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI). Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn sống ở vùng đại tràng, hậu môn như E.Coli (chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh) bội nhiễm ngược dòng vào đường tiểu của người bệnh qua quá trình sinh hoạt, quan hệ tình dục… Tình trạng viêm ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu như: bàng quang, niệu quản, niệu đạo, thận… đều có thể gây đau khi đi tiểu.
Do cấu tạo niệu đạo ngắn nên nữ giới có nhiều nguy cơ nhiễm trùng tiểu hơn nam giới. Những người đang mang thai hoặc mãn kinh thường bị xáo trộn các tuyến nội tiết cũng dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
2.2. Nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) bao gồm mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và nấm chlamydia.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đôi khi không có triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây lan vào đường tiết niệu, khiến cho người bệnh bị tiểu buốt. Do đó, người có hoạt động tình dục nên đi xét nghiệm để kiểm soát bệnh tốt hơn.
2.3. Viêm tuyến tiền liệt
Đây là tình trạng đặc thù của nam giới. Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau tức vùng bụng dưới, khám hậu môn ghi nhận tuyến tiền liệt căng đau nhiều.
2.4.Viêm bàng quang
Một nguyên nhân khác gây ra tiểu buốt là viêm bàng quang, viêm niêm mạc bàng quang, viêm bàng quang kẽ… Các triệu chứng này còn bao gồm đau và căng ở vùng bàng quang và vùng chậu.
Trong một số trường hợp, xạ trị có thể gây đau bàng quang và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của đường tiết niệu. Tình trạng này được gọi là viêm bàng quang do bức xạ.
2.5. Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo thường là do vi khuẩn tấn công. Tình trạng này không chỉ khiến cho người bệnh đau buốt khi đi tiểu mà còn có thể làm tăng cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.
2.6. Viêm mào tinh hoàn
Đi tiểu buốt cũng có thể do bị viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Mào tinh hoàn nằm ở phía sau của tinh hoàn, có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn.
2.7. Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, thường do nguyên nhân vi khuẩn, có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và tử cung… gây đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt và một số các triệu chứng khác.
2.8. Tắc nghẽn niệu quản
Tình trạng tắc nghẽn niệu quản khiến cho nước tiểu không thoát được ra ngoài được, chảy ngược vào thận, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu ít, tiểu buốt, tiểu không sạch…
2.9. Sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu hình thành do các tinh thể lắng đọng, là nguyên nhân khiến cho dòng nước tiểu bị cản trở hay đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Người bị sỏi đường tiết niệu sẽ có cảm giác không thoải mái khi đi tiểu và đau nhói.
2.10. Thuốc
Một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư và một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là đi tiểu buốt.
2.11. Sản phẩm vệ sinh
Đôi khi tiểu buốt không phải do nguyên nhân nhiễm trùng, mà do các sản phẩm người bệnh sử dụng hàng ngày ở vùng sinh dục có tính tẩy rửa mạnh, gây kích ứng cho các mô ở âm đạo, dương vật. Hóa chất có trong bột giặt và các sản phẩm vệ sinh khác cũng có thể gây kích ứng và dẫn đến tiểu buốt.
Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ tiểu buốt:
- Nữ giới
- Người mắc đái tháo đường
- Người cao tuổi
- Người mắc các bệnh về tuyến tiền liệt
- Phụ nữ mang thai
- Người có đặt ống thông tiểu
3. Triệu chứng tiểu buốt thường gặp
Tình trạng tiểu buốt có những biểu hiện điển hình là cảm giác nóng rát, khó chịu khi đi vệ sinh. Người bệnh không nên bỏ qua để tránh những biến chứng nặng hơn. Nếu người bệnh đi tiểu buốt và có thêm các triệu chứng sau đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế:
- Cơn đau buốt kéo dài hơn 24 giờ
- Cơn đau kèm theo sốt
- Vùng kín tiết dịch
- Nước tiểu có mùi lạ, lẫn máu hoặc đục
- Tiểu buốt có kèm theo đau bụng
- Có các bệnh về bàng quang hoặc sỏi thận
- Đau ở hông hoặc lưng
4. Biến chứng tiểu buốt có thể xảy ra
Đi tiểu buốt là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng bao gồm:
4.1. Viêm bàng quang
Vi khuẩn làm người bệnh tiểu buốt, tiểu rắt có thể theo niệu quản tấn công vào bàng quang gây viêm nhiễm hoặc do vi khuẩn có trong máu hoặc hệ thống bạch huyết. Thông thường, viêm bàng quang do nhiễm trùng tiểu thấp phổ biến hơn.
4.2. Viêm bể thận
Ngoài tấn công bàng quang, vi khuẩn còn có thể tấn công bể thận làm cho thận bị sưng tấy và có nguy cơ tổn thương không phục hồi. Người bị viêm bể thận dễ chuyển thành mạn tính, đe dọa đến tính mạng.
4.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Từ những dấu hiệu ban đầu là tiểu buốt, người bệnh có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu không được điều trị sớm và đúng phác đồ. Đó là cơ hội phát sinh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu và nặng nề nhất là gây tổn thương thận.
5. Chẩn đoán và khám tiểu buốt
Để điều trị hiệu quả tình trạng tiểu buốt, các bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp phù hợp. Theo đó, người bệnh sẽ được:
5.1. Hỏi bệnh sử
Việc đầu tiên, các bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về các triệu chứng, thời điểm xuất hiện triệu chứng và những biểu hiện kèm theo như: sốt, đau lưng, tiết dịch vùng kín, các triệu chứng chứng tỏ tình trạng bàng quang bị kích ứng hay tắc nghẽn… Người bệnh cũng được hỏi về việc quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng các phương pháp can thiệp đường tiết niệu hay tiền sử mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch… để xác định các yếu tố nguy cơ.
5.2. Khám toàn thân
Ngoài hỏi bệnh sử, người bị tiểu buốt còn được bác sĩ khám da, niêm mạc, khớp tay chân, khám khung chậu… để tìm kiếm dấu hiệu của các bệnh viêm khớp, viêm nhiễm phụ khoa.
Với nam giới, bác sĩ có thể thăm trực tràng để đánh giá kích thước, độ đồng nhất, độ mềm của tuyến tiền liệt.
5.3. Xét nghiệm
Ngoài các biện pháp thăm khám lâm sàng, người bệnh còn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm… Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh siêu âm, nội soi bàng quang để loại bỏ các yếu tố có liên quan đến u bướu đường tiết niệu.
5.4. Phương pháp điều trị
Xác định nguyên nhân của tình trạng tiểu buốt là bước đầu tiên của quá trình điều trị. Sau khi tìm ra nguồn gốc gây bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất một số biện pháp điều trị dưới đây:
5.5. Dùng thuốc
Nếu người bệnh đi tiểu buốt do nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Trường hợp người bệnh bị bàng quang kích thích, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc làm dịu bàng quang để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Với triệu chứng đau buốt khi đi tiểu do các bệnh nhiễm trùng phức tạp như viêm bàng quang kẽ, bác sĩ cũng cho dùng thuốc theo đường uống. Tuy nhiên, kết quả điều trị bằng thuốc có thể chậm hơn. Người bệnh có thể phải dùng thuốc đến 4 tháng mới cải thiện tình trạng tiểu buốt.
Trong trường hợp người bệnh bị viêm tuyến tiền liệt, thuốc kháng sinh được chỉ định dùng trong khoảng 12 tuần. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được chỉ định kèm theo như bao gồm thuốc chống viêm không kê đơn (Ibuprofen), các loại thuốc chẹn alpha… để giúp thư giãn các cơ quanh tuyến tiền liệt.
5.6. Các liệu pháp khác
Xà phòng và các sản phẩm hóa học có thể dẫn đến kích ứng, gây đi tiểu buốt. Do đó, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh thụt rửa vùng kín quá sâu… Đồng thời, người bệnh cũng được khuyên nên xoa bóp tuyến tiền liệt, tắm nước ấm để làm giãn các cơ, giúp đường tiểu thông thoáng và không còn tiểu buốt.
5.7. Bổ sung nước
Tương tự như các bệnh đường tiết niệu khác, khi bị tiểu buốt, bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh uống nhiều nước hơn để làm loãng nước tiểu, giúp bớt đau khi tiểu. Đồng thời, người bệnh nên nghỉ ngơi và dùng thuốc theo chỉ dẫn để nhanh chóng khỏi bệnh.
6. Phòng ngừa tiểu buốt
Để tránh gặp phải những hệ lụy sức khỏe có liên quan đến tiểu buốt, các bác sĩ Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh khuyến cáo cách phòng ngừa như sau:
- Tránh xa các loại bột giặt và dung dịch vệ sinh cá nhân có mùi thơm, chất tẩy rửa mạnh để giảm nguy cơ niêm mạc vùng kín bị kích ứng.
- Sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa trường hợp bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, phụ nữ nên không thụt rửa sâu, lau khô bằng khăn sạch sau khi rửa
- Uống đủ nước, đi tiểu thường xuyên, tránh nhịn tiểu để tống đẩy vi khuẩn ra ngoài qua đường bài tiết
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích bàng quang như thực phẩm có tính axit cao, caffeine, rượu…
- Khi có bệnh đường tiết niệu, bệnh phụ khoa nên điều trị càng sớm càng tốt để không khó chịu vì tiểu buốt
7. Phòng Khám Đa Khoa An Đông - Phòng khám điều trị tiểu buốt uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh
Không phải tự nhiên mà Phòng Khám Đa Khoa An Đông lại nhận được sự tin tưởng của người bệnh. Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, đội ngũ lãnh đạo cùng toàn thể bác sĩ, nhân viên y tế đã dành trọn tâm huyết trong công tác khám chữa bệnh, cứu người. Cụ thể là:
7.1 Quy tụ đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa giỏi
Với trình độ chuyên môn cùng tay nghề cao, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như phác đồ điều trị hiệu quả cho mỗi người bệnh.
7.2 Dịch vụ y tế chất lượng
Với đội ngũ nhân viên y tế, y tá, hộ lý, luôn chăm sóc nhiệt tình và lắng nghe là những gì mà khâu dịch vụ của Phòng Khám Đa Khoa An Đông luôn đạt được. Với mong muốn mang lại sự thấu hiểu, để giúp người bệnh luôn thoải mái chia sẻ những nỗi tâm tư của mình. Luôn đồng hành cùng người bệnh trong quá trình điều trị sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, phòng khám có chế độ tư vấn miễn phí cho người bệnh qua chat trực tuyến hoặc để lại số điện thoại để các chuyên gia chúng tôi gọi đến hỗ trợ cho bạn.
7.3 Phòng khám được đầu tư toàn diện
Không chỉ tuyển chọn đội ngũ bác sĩ chất lượng, phòng khám còn được chú trọng đầu tư vào cả hệ thống cơ sở hạ tầng và thiết bị máy móc.
Được xây dựng theo mô hình bệnh viện quốc tế, Phòng Khám Đa Khoa An Đông có đầy đủ các phòng chức năng bao gồm: phòng khám bệnh, phòng lấy mẫu xét nghiệm, phòng tiểu phẫu...
Toàn bộ máy móc hỗ trợ quá trình khám, chữa bệnh đều được nhập khẩu từ nước ngoài, cập nhật công nghệ cao mang lại hình ảnh thăm khám rõ nét, cho kết quả chính xác và nhanh chóng.
7.4 Thời gian khám bệnh linh hoạt
Luôn tạo điều kiện cho người bệnh có thể khám, chữa bệnh trong thời gian sớm nhất, phòng khám mở cửa từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần kể cả Lễ, Tết.
Vì vậy, dù người bệnh bận rộn với công việc vẫn có thể dành thời gian thăm khám kịp thời, hạn chế tỷ lệ bệnh biến chứng nguy hiểm.
7.5 Hệ thống tư vấn và đặt hẹn 24/7
Để tiết kiệm thời gian, người bệnh hoàn toàn có thể tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi thăm khám qua hệ thống tư vấn trực tuyến và Hotline 0933652385
Ngoài ra, để không phải chờ đợi, xếp hàng, người bệnh có thể đặt hẹn trước. Với mã số ưu tiên, bệnh nhân sẽ nhận được nhiều ưu đãi như miễn phí khám lâm sàng, giảm giá điều trị...
Hệ thống làm việc 24/7 nên người bệnh có thể liên hệ bất cứ khi nào cảm thấy có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
7.6 Chi phí khám, chữa bệnh hợp lý
Được cấp phép và quản lý bởi Sở Y tế, phòng khám có bảng giá niêm yết với từng hạng mục rõ ràng. Mọi chi phí khám chữa bệnh đều được thông báo công khai, có hóa đơn minh bạch.
Ngoài ra, bác sĩ còn tư vấn cho người bệnh phác đồ phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý, không có tình trạng vẽ bệnh để thu thêm tiền, không có phí khám chữa bệnh ngoài giờ.
7.7 Bảo mật thông tin tuyệt đối
Mọi thông tin về bệnh án cũng như thông tin cá nhân của người bệnh đều được bảo mật trên hệ thống riêng biệt. Mô hình khám chữa bệnh “1 bác sĩ - 1 y tá - 1 bệnh nhân” cũng đảm bảo tính riêng tư để người bệnh có thể chia sẻ và thoải mái trao đổi với bác sĩ về những căn bệnh nhạy cảm.