Tiểu buốt là hiện tượng khá phổ biến ở cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng hiểu rõ về nguyên nhân và cách phòng ngừa hữu hiệu cho tình trạng này. Một vài nguy hại tiểu buốt có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng tới người bệnh nếu không điều trị kịp thời.
1. Tiểu buốt là gì?
Tiểu buốt là triệu chứng đau đớn, nóng rát, khó chịu khi đi tiểu. Cơn đau có thể bắt nguồn từ bàng quang, đáy chậu hoặc niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu nằm bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, đáy chậu là khu vực nằm giữa bìu và hậu môn. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực nằm giữa hậu môn và phần mở đầu của âm đạo.
2. Tiểu buốt ở nam giới và phụ nữ có nguy hiểm không?
Người bị tiểu buốt thường cảm thấy khó chịu khi đi tiểu, làm suy giảm sức khỏe sinh lý, giảm cảm giác tự tin, gây e ngại khi gần gũi bạn tình,... Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt vợ chồng, dễ gây sứt mẻ tình cảm. Bên cạnh đó, hiện tượng tiểu buốt có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, tình trạng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khó lường, thậm chí gây vô sinh, hiếm muộn hoặc đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.
Do vậy, khi bị tiểu buốt, tiểu rắt thì người bệnh nên đi thăm khám, điều trị kịp thời.
Để tiết kiệm thời gian, người bệnh hoàn toàn có thể tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi thăm khám qua hệ thống tư vấn trực tuyến và Hotline 0933652385
3. Triệu chứng tiểu buốt có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm
Ngoài nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt, đi tiểu buốt, tiểu rắt cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những bệnh lý đó hầu hết đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh. Cụ thể, dưới đây là những nguyên nhân bệnh lý gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt:
3.1 Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là hiện tượng sưng, viêm ở ống niệu đạo dẫn đến biểu hiện đau buốt, khó khăn, điển hình là đi tiểu buốt, tiểu rắt do vi khuẩn gây ra. Đây là một trong những loại bệnh về đường tiết niệu phổ biến ở cả nam giới, nữ giới.
Số lượng người mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng cao. Đặc biệt, đối tượng dễ mắc phải bệnh thường là những người có đời sống tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ với người mắc bệnh viêm nhiễm.
3.2 Viêm bàng quang
Viêm bàng quang (tên gọi khác là nhiễm trùng bàng quang) là hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có thể đi ngược lên khu vực bàng quang rồi phát triển, gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn tại niêm mạc của bàng quang.
Căn bệnh này thường gây ra nhiều khó chịu, đau đớn hoặc có thể gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn nếu tình trạng viêm có thể lan ngược lên thận.
3.3 Viêm đường tiết niệu
Đây cũng là một trong những bệnh lý khiến người bệnh bị đi tiểu buốt, tiểu rắt rất khó chịu. Theo nghiên cứu, tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu phần lớn là do E. Coli gây ra (chiếm hơn 80% các trường hợp), còn lại là vi khuẩn Chlamydia, vi khuẩn lậu, vi khuẩn lao… gây ra.
Thói quen vệ sinh không sạch sẽ, đúng cách là nguyên nhân khiến mầm bệnh xâm nhập từ hậu môn sang đường tiểu, sau đó gây ra tổn thương, viêm nhiễm ở khu vực này. Bên cạnh đó, những nam giới bị dài, hẹp bao quy đầu nhưng không cắt bao quy đầu hoặc không chú ý vệ sinh bao quy đầu thường là đối tượng dễ mắc phải bệnh.
3.4 Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang chủ yếu bắt nguồn từ các các thành phần có trong nước tiểu tích tụ, lắng đọng lại và kết tinh với nhau. Theo nhiều nghiên cứu, có đến 80% các trường hợp là do sỏi từ niệu quản, thận rơi xuống hoặc là do tắc nghẽn tại niệu đạo, khu vực bàng quang.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang như do việc đặt vòng tránh thai, ống thông tiểu… không đảm bảo điều kiện an toàn, các tổn thương, viêm nhiễm ở bàng quang hoặc do phì đại tuyến tiền liệt.
Phần lớn các trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, viên sỏi còn nhỏ thường không có biểu hiện, triệu chứng. Tuy nhiên, khi các viên sỏi tăng nhanh về kích thước sẽ gây ra nhiều biểu hiện khó chịu cho bệnh nhân.
3.5 Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là bệnh nam khoa chỉ tình trạng viêm, nhiễm trùng xảy ra ở tuyến tiền liệt. Bệnh có mức độ phát triển nhanh chóng, có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản.
Ở cấp độ nhẹ của bệnh viêm tuyến tiền liệt, nếu phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể chữa khỏi bệnh. Còn trường hợp bệnh chuyển sang cấp độ nặng, bệnh kéo dài liên tục, dai dẳng và khó chữa trị dứt điểm.
3.6 Phì đại tuyến tiền liệt
Đây là một căn bệnh có nhiều tên gọi khác như u xơ tiền liệt tuyến, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt. Bệnh xảy ra do các tế bào ở tuyến tiền liệt phát triển, tăng sinh nhanh chóng, không kiểm soát được.
Bệnh lý này thường gặp ở nam giới từ 40 tuổi trở lên, chiếm khoảng 45 – 70% các trường hợp. Bên cạnh đó, những đối tượng có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, bệnh về đường hô hấp, tiểu đường… thường có nguy cơ cao mắc phải bệnh.
3.7 Bệnh lậu
Ngoài những bệnh lý kể trên, dấu hiệu bệnh lậu điển hình là đi tiểu buốt, tiểu rắt và đây lại là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm.
Tác nhân gây ra loại bệnh xã hội này là song cầu khuẩn lậu, tên tiếng anh là Neisseria Gonorrhoeae. Chúng thường gây ra bệnh lậu qua việc giao hợp không an toàn, lây từ mẹ sang con hoặc lây qua các tiếp xúc gián tiếp, lây qua vết thương, vết xước hở.
Ngoài những bệnh lý kể trên, đi tiểu buốt, tiểu rắt cũng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, tư vấn cụ thể.